Thiết kế
Như đã nói bên trên, ngôn ngữ thiết kế trên Asus RoG G751JT được ra mắt vào tháng 7/2015 khá giống với đàn em của mình là RoG G751JL được ra mắt vào tháng 2/2015, mặc dù vậy chúng ta vẫn có thể phân biệt được chúng thông qua một số điểm khác nhau về ngoại hình lẫn hiệu năng. Điểm khác biệt dễ chú ý nhất, chính là khu vực khe gió tản nhiệt phía sau được Asus nâng đồ dày lên từ 43mm thành 53mm - tức thêm 10mm nữa. Và với việc nâng cấp đáng kể không gian tản nhiệt như thế, hệ thống tản nhiệt của đàn em RoG G751JT cũng tốt hơn đáng kể và góp phần tăng độ hầm hố cho khu vực "mông" của bé RoG này.
Chúng ta vẫn có một mặt nắp capo được làm bằng chất liệu nhựa pha cao cấp được phủ nhung sang trọng, bên cạnh đó là một miếng nhôm kim loại giả xước phay hình thang đặt trên đó. Đây được xem là lối thiết kế truyền thống vốn được Asus sử dụng trong năm 2015, rất tiếc rằng đến năm 2016 thì Asus đã cải tiến lại ngôn ngữ thiết kế để bỏ mất đi miếng nhôm kim loại này. Về phần logo của Asus RoG G751JT chúng ta vẫn có 2 mẫu Logo gồm mắt cú biểu trưng cho ký hiệu Republic of Gamers bên trong một tấm khiêng có hỗ trợ đèn LED màu đỏ tạo điểm nhấn cho cả khu vực capo. Tất nhiên là cả logo Asus màu bạc bóng vẫn còn tồn tại ngay trên tấm khiêng đó, nhưng lên phiên bản thiết kế mới 2016 Asus cũng đã bỏ đi tấm khiêng mà chỉ giữ lại mắt cú và logo Asus mà thôi.
Khu vực bên trong mặt bàn phím của RoG G751JT có thể nói là giống với RoG G751JL nhất, chúng ta vẫn có một màu đen tuyền, chữ được khắt Lazer công phu với lớp phủ màu đỏ tạo cảm giác "chuyên nghiệp" mỗi khi lên đèn. Điểm thú vị là vị trí loa lẫn bản lề đã được Asus khéo léo giấu luôn vào khu vực bên dưới màn hình, khiến người sử dụng cảm thấy lạ khi mới sử dụng. Riêng dòng RoG G751 được bổ sung thêm một số phím tắt ngay trên bàn phím, chẳng hạn như biểu tượng Steam - cổng game số 1 thế giới - hoặc các nút Shortcut cho phép người chơi gán thao tác, ứng dụng mỗi khi bấm vào. Thậm chí, Asus còn bổ sung cả nút quay phim nhanh, cá nhân mình thấy đây là dòng sản phẩm mà Asus muốn đánh vào giới game thủ thích Stream, hoặc giới Caster bán chuyên hiện nay.
"Đơn giản", đó chính là những gì có thể nói về khu vực bên trong của màn hình và bàn phím, tuy nhiên khi nhìn lại khu vực tản nhiệt bên ngoài thì Asus RoG G751JT lại khác. với 10mm được tăng cường chiều cao, G751JT được Asus thiết kế khu vực tản hầm hố hơn cả và thậm chí còn được cách ngăn ra như các động cơ máy bay, tạo thành 2 khu vực lá tản khác nhau trên mỗi bên. Các lá tản cũng được Asus sơn đỏ tạo điểm nhấn ở phía sau, giúp người dùng cảm thấy "nóng" mắt hơn cả và chắc chắn ai cũng sẽ dòm ngó cặp "mông" này mỗi khi lướt qua.
Số lượng cổng kết nối Asus trang bị cho G751JT tương đương với mẫu RoG G751JL, cũng tạm gọi là vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít. Chúng ta sẽ có tổng số lượng cổng như sau:
4 cổng USB 3.0 - 2 trái, 2 phải
1 cổng HDMI cạnh phải
1 cổng Mini Display Port cạnh phải
1 cổng D-Sub cạnh phải
1 khe cắm cổng Multi-Port bên trái
1 ổ đĩa DVD Read/Write bên trái
3 cổng jack 3.5mm gồm tai nghe và Micro phụ
Đánh giá cấu hình
- Vi xử lý Intel Core i7 4720HQ
- Ram 16 GB DDR3L bus 1600
- SSD 240 GB
- HDD 1TB
- Card đồ họa Nvidia GTX 970M 3GB
- Màn hình 17.3 Inch IPS - Full HD
- Hệ thống loa 2.1
Kết luận
Dù vẫn là dòng máy 2015, tuy nhiên cấu hình của Asus RoG G751JT vẫn được đánh giá cao trong phân khúc Laptop Gaming dưới 30 triệu đồng. Có một số thứ bản thân mình vẫn chưa ưng ý đối với dòng này, chẳng hạn như nhiệt độ CPU vẫn chưa thật sự tối ưu, và hệ thống âm thanh vốn không phải là điểm mạnh của Asus RoG từ trước đến nay vẫn không có gì cải thiện. Bù lại, màn hình 17.3'' Full HD IPS cho góc nhìn rộng phù hợp với những nhu cầu giải trí cao cấp chung với mọi người, chẳng hạn như xem film hoặc lướt web, 1 điểm nổi trội nữa của dòng Asus G751JT là vẫn giữ được phong độ của chất lượng build tản nhiệt, đẩy phần nhiệt nóng ra phía sau, cách xa tay game thủ, mang đến trải nghiệm tuyệt vời không bị khó chịu khi vỏ máy ấm lên.
Điểm mạnh
- Cấu hình mạnh.
- Giá tiền phù hợp, bảo hành 2 năm
- Màn hình IPS góc rộng, hỗ trợ trải nghiệm nghe nhìn tốt.
- Thiết kế tản nhiệt hầm hố, cao cấp.
- Thiết kế tản nhiệt tối ưu cho trải nghiệm game thủ, không bị khó chịu khi nhiệt độ tăng lên.
Điểm yếu
- Hệ thống đèn LED 1 màu gây nhàm chán.
- Hệ thống tản nhiệt chưa thật sự gây ấn tượng mạnh.
- Hệ thống loa 2.
0 Bình luận đánh giá
Gửi đánh giá của bạn